Chất liệu UV là gì, UV trong in ấn là gì?
UV - hay còn được biết đến với cái tên "công nghệ in UV", cũng giống như in offset nhưng thay mực in offset bằng mực in UV thường được gọi là mực in UV offset. Nhưng công nghệ in phủ UV phức tạp hơn so với in offset thông thường vì phải có hệ thống sấy khô mực UV bằng hệ thống đèn sấy và các công đoạn khác như xử lý corona, flame, plasme, UV nitro,... để mực in UV bán trên bề mặt giấy Metalized.
Hiện nay trên thế giới, công nghệ in UV đang dần thay thế các sản phẩm in bằng công nghệ in mực Solvent, Dye,...Các thương hiệu đa quốc gia như McDonald's, HSBC, AEON,...đều đã áp dụng quy chuẩn sản phẩm quảng cáo như biển hiệu, hộp đèn, đều phải in trên các loại máy in UV chính hãng.
Ưu điểm, nhược điểm của in UV
Bất kì công nghệ in ấn nào cũng tồn tại những ưu nhược điểm riêng, và công nghệ in UV cũng vậy. In UV là công nghệ được tin dùng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa nó phù hợp với nhu cầu mà doanh nghiệp của bạn cần. Vậy những ưu nhược điểm của in UV là gì?
Ưu điểm
- In UV có tốc độ in nhanh, độ sắc nét, chi tiết và chân thực cho sản phẩm. Chất lượng mực in của công nghệ in này được đánh giá là vượt trội hơn những công nghệ in khác; bởi tính bền màu, chịu được điều kiện khắc nhiệt, và khả năng bám dính trên các bề mặt tốt. Màng mực cho phép kháng hoá chất và tác động cơ học vượt trội.
- In UV là công nghệ in mới vì vậy nó đảm bảo những yêu cầu khắt khe nhất. Mực in được thiết kế để bảo vệ môi trường và không gây hại cho người sử dụng. In UV đáp ứng được 3 điều kiện cơ bản nhất bao gồm: độ bền, hình ảnh đẹp, và thân thiện với môi trường.
- Công nghệ in UV sử dụng được trên nhiều chất liệu như MIca, Bạt, Alumi, giấy lụa, Gỗ, Kính….. Sau khi in mực in trên sản phẩm khô hoàn toàn. chính vì vậy bạn có thể sử dụng sản phẩm, và thi công ngay lập tức mà không cần không gian phơi, và chờ khô sản phẩm
- In UV cho phép sản xuất nhanh hơn nhờ tốc độ in nhanh. Đồng thời cũng tiết kiệm mực in so với các công nghệ in khác. Máy in UV cho phép in nổi vân với chất lượng tuyệt đẹp.
Nhược điểm
In UV đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt, chính vì vậy, nhược điểm lớn nhất của nó là chi phí. Chi phí của bộ máy in UV đắt hơn rất nhiều so với các loại máy in khác. Không những thế mực UV sử dụng cho loại máy này cũng rất đắt đỏ; từ đó đẩy giá thành sản phẩm lên tương đối cao so với các công nghệ in khác.
Có những loại in UV nào?
In UV xuất hiện giúp khắc phục những nhược điểm của những công nghệ in cũ. Chính vì thế mà in UV cũng có thể in được trên nhiều vật liệu.
Ứng dụng in UV lên vải Silk
In uv trên những vật liệu cuộn
Nhu cầu in decal của khách hàng ngày càng tăng cao. Không chỉ trong lĩnh vực quảng cáo mà nhiều lĩnh vực khác cũng sử dụng. Lúc kỹ thuật in UV chưa xuất hiện, người dùng thường in decal sau đó cán màng bảo vệ. Về sau, công nghệ này xuất hiện tạo bước tiến lớn về in ấn, tạo ra sự đột phá so với những kỹ thuật đi trước.
Không chỉ in được decal, máy UV còn in được trên những vật liệu như: hiflex không gân, backlit film, vải canvas, vải silk,...
Với những kỹ thuật in thông thường. Để có sản phẩm khô ráo từ máy in phải sử dụng thêm quạt gió hoặc máy sấy. In UV cuộn là kiểu in đặc biệt với chế độ sấy khô bằng đèn UV để tăng độ bền, độ bám của mực. Chúng không có cách sấy khô nào khác ngoài cách này.
Để vận hành máy in UV trơn tru, đòi hỏi nhân viên in ấn cần có có kinh nghiệm vận hành máy in trong thời gian dài. Trong quá trình in, đầu phun sẽ di chuyển và giữ khoảng cách nhất định với bề mặt in để tránh quẹt mực làm hư đầu phun.
Mực UV được đảm bảo chặt chẽ, nếu tiếp xúc với ảnh sáng nhiều sẽ gây hỏng mực. Sau khi phun mực lên bề mặt vật liệu và được cuộn đi. Lớp mực trên bề mặt in sẽ được chiếu sáng và sấy khô bởi hệ thống đèn UV.
Vì quy trình in UV nghiêm ngặt và giá thành của mực cũng khá đắt nên chúng thường dùng làm các sản phẩm sử dụng lâu dài như: in UV lên mica làm bảng hiệu, hộp đèn cao cấp, tranh treo tường trang trí, tranh phong thủy, tranh in phẳng UV.
In uv trên những vật liệu phẳng
In UV phẳng về chất lượng và hình ảnh cũng giống máy in uv cuộn những chúng có những điểm khác như:
- Máy in phẳng in được nhiều chất liệu hơn in cuộn
- In được nhiều lớp mực, có thể in màu trắng được.
- Chỉ in được trên vật liệu có bề mặt phẳng
- Giá in mắc từ 2 – 3 lần so với in UV cuộn
Ứng dụng của in UV
Do in được trên nhiều vật liệu nên chúng sử dụng trong rất nhiều trường hợp khác nhau. Cụ thể như:
- Làm bảng hiệu, bảng tên công ty, bảng hiệu chức danh,…
- Làm tranh trang trí
- In băng rôn dùng trong các sự kiện, hội nghị,…
- Dùng làm các sản phẩm trang trí, quà tặng
- In pet dẻo dùng làm cặp, giày, túi xách
- In đá tự nhiên làm tranh phong thủy dán nhà
- …
In UV làm tranh trang trí trên vải Silk sống động
Lưu ý khi vận hành máy in UV
Hệ thống máy in UV được xem là hệ thống có dộ chính xác cao và các yêu cầu nghiêm ngặt. Vậy những lưu ý khi vận hành máy In UV là gì?
- Về cách vận hành máy in UV cũng không phải là quá khó. Tuy nhiên để có thể thao tác với máy in UV một cách trơn tru; buộc người nhân viên có kinh nghiệm vận hành, có tính tỉ mỉ cao.
- Trong quá trình vận hành in, đầu phun của máy in sẽ di chuyển trên bề mặt vật liệu. Chính vì điều này bạn cần phải giữ khoảng cách nhất định với bề mặt cần in. đặc biệt là các bề mặt không nhắn. Việc này tránh quẹt mực làm hư đầu phun.
- Những đầu phun không được sử dụng cần vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng. Đồng thời bảo quản thật cẩn thận, tránh làm hư hỏng.
- Mực in UV được đảm bảo sử dụng và bảo quản tốt. Tránh việc mực tiếp sức với ánh sáng nhiều sẽ gây hỏng mực. Mực sau khi in rất lâu để tự khô, vì vậy cần được sấy kho bằng hệ thống đèn sấy UV.
Nên đặt in UV chất lượng trên mọi chất liệu ở đâu?
Công ty TNHH In Kỹ Thuật Số
Địa chỉ: 365 Lê Quang Định, phường 5, quận Bình Thạnh, TP.HCM
Email: innhanh@inkythuatso.com
Hotline: 090 6961 365 - 090 1180 365 - 090 9357 365 - 090 1189 365 - 090 1188 365 - 090 9213 365 - 090 9212 365
Điện thoại: (028) 2238 6666 - (028) 2262 6666 - (028) 2263 6666 - (028) 2246 6666 - (028) 2268 6666 - (028) 2237 6666