Chất liệu MDF là gì?

Đã xem: 580
Cập nhât: 5 năm trước
Chúng ta thường thấy MDF được ứng dụng nhiều trong nghành sản xuất nội thất và được thấy nhiều nhất là ứng dụng trong nội thất văn phòng, kho xưởng, hay các công trình công cộng. Tuy nhiên ít ai biết được rằng chất liệu gỗ MDF cũng được sử dụng rất thường xuyên để phục vụ cho in ấn quảng cáo.

Chất liệu MDF là gì?

Thuật ngữ MDF là viết tắt của chữ Medium density fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Nhưng trong thực tế, MDF là tên gọi chung cho cả ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard). Để phân biệt ba loại này, người ta dựa vào thông số cơ vật lý, các thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt của tấm ván.

Tóm lại, MDF là một loại gỗ công nghiệp, loại gỗ ép được sản xuất từ gỗ qua quá trình xử lý bằng cách liên kết các sợi gỗ bằng keo hoặc hoá chất tổng hợp.

Do có độ dày khác nhau và khả năng áp dụng các máy móc chế biến gỗ hiện đại, gỗ ép rất được ưa chuộng trong ngành nội thất và xây dựng và nó đang dần thay thế các loại gỗ thịt  vốn ngày càng trở nên khan hiếm. Ngoài ra do người ta dần kiểm soát được độ ẩm trong gỗ nên gỗ MDF có nhiều ứng dụng khác nhau.

Gỗ MDF có thể được sản xuất từ loại gỗ cứ và gỗ mềm. Thành phần chính của gỗ MDF là các sợi gỗ được chế biến từ các loại gỗ mềm, ngoài ra người ta có thể thêm vào một số thành phần gỗ cứng tuỳ theo các nhà sản xuất chọn được loại nguyên liệu gỗ cứng sẵn có gần đó.

in trên gỗ MDF

Ứng dụng in bảng cầm tay bằng gỗ cho sự kiện - Gia công cắt CNC

Quy trình sản xuất gỗ MDF

Gỗ MDF có thể được sản xuất từ hai quy trình: quy trình khô và quy trình ướt.

Quy trình khô

Trong quy trình này thì keo và phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn và sấy sơ bộ. Bột sợi đã áo keo sẽ được trải ra bằng máy rải -cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván đính sản xuất. Các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép thực hiện ép nhiều lần ( 2 lần). Lần 1 ( ép sơ bộ) cho lớp trên, lớp thứ 2 , lớp thứ 3 Lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho đuổi hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.

Quy trình ướt

Với quy trình sản xuất ướt thì bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy (mat formation). Chúng được cào rải ngay sau đó và được đưa lên mâm ép. Ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ. Tấm ván MDF được đưa qua cán hơi ở nhiệt cao như bên làm giấy để nén chặt hai mặt và rút nước dư ra.

Phân loại gỗ MDF

Gỗ MDF được phân loại dựa theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia.

MDF trơn

Khi sử dụng thường được sơn PU.

MDF chịu nước

Đây là loại MDF trơn nhưng được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, dành cho những nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao. 

MDF Veneer

Là tấm MDF được dán một lớp ván lạng Veneer mỏng để hoàn thiện bề mặt. Có thể là Veneer xoan đào, sồi, Ash, căm xe,… Khi đó các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp MDF Veneer sẽ trông không khác gỗ tự nhiên. Thậm chí, gỗ MDF còn đẹp hơn nhờ nét căng phẳng và có thể ghép nhiều loại vân gỗ khác nhau, thích hợp cho phong cách nội thất hiện đại, tân cổ điển.

Ưu điểm và nhược điểm của gỗ MDF

Ưu điểm:

  • MDF có độ bám sơn, vecni cao thường được sử dụng cho những sản phẩm nội thất cần nhiều màu sắc như phòng trẻ em, showroom...
  • MDF có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc.
  • MDFcó thể tạo dáng (cong) đáp ứng các sản phẩm cầu kỳ, uyển chuyển.
  • MDF rất dễ gia công.
  • Cách âm, cách nhiệt tốt, không bị cong vênh, co ngót và mối mọt như gỗ tự nhiên là một số ưu điểm khác của loại gỗ này.
  • Giá ván MDF thấp hơn ván dán hay gỗ tự nhiên.
  • Ván MDF có cấu tạo rất đồng nhất nên khi cắt, cạnh cắt không bị sứt mẻ.
  • Bề mặt ván MDF phẳng và nhẵn nên có thể dễ dàng được sơn hoặc ép các bề mặt trang trí khác như Melamine hay Laminate.
  • Sản lượng khá ổn định và thời gian gia công nhanh nên gỗ MDF thích hợp với việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm giống nhau, giúp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm.
  • Bề mặt MDF rộng hơn nhiều so với gỗ tự nhiên nên tiện dụng cho việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm có kích thước lớn mà không phải chắp nối.

Nhược điểm:

  • Gỗ công nghiệp MDF thông thường có khả năng chịu nước kém. Tuy nhiên, nhược điểm này có thể được cải thiện bằng cách sử dụng ván MDF chống ẩm thay thế.
  • Ván MDF có độ cứng thấp nên khá dễ bị mẻ cạnh.
  • Ván MDF có hạn chế về độ dày nên khi cần sản xuất những sản phẩm có độ dày lớn hơn thì thường phải ghép nhiều tấm ván lại với nhau.
  • Không trạm trổ được các họa tiết lên bề mặt MDF như gỗ tự nhiên mà chỉ có thể tạo màu sắc và hoa văn bằng cách ép các bề mặt trang trí lên trên.
  • Ván MDF chất lượng thấp có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sản xuất hay người sử dụng do trong ván có thành phần Formaldehyde.

Ứng dụng của gỗ MDF trong in ấn

Gỗ MDF thường được biết với các ứng dụng trong thiết kế nội thất nói chung và thiết kế văn phòng nói riêng như sản xuất bàn, tủ, giường, bàn ghế, các sản phẩm nội thất, v.v...

in logo lên gỗ MDF

Ấn phẩm in logo lên tag treo gỗ

Ngoài ra, do có nhiều màu nên in trên gỗ MDF còn được ứng dụng rất nhiều trong in ấn vừa để phục vụ cho thiết kế nội thất lẫn quảng cáo để giúp các ấn phẩm thêm phần sang trọng và nâng tầm thương hiệu như:

Thông tin đặt in trên gỗ chất lượng tại TPHCM

Tư vấn, báo giá dịch vụ in kỹ thuật số, in offset, in quảng cáo chất lượng cao TPHCM

Công ty TNHH In Kỹ Thuật Số

Địa chỉ: 365 Lê Quang Định, phường 5, quận Bình Thạnh, TP.HCM
Email: innhanh@inkythuatso.com

Hotline: 090 6961 365 - 090 1180 365 - 090 9357 365 - 090 1189 365 - 090 1188 365 - 090 9213 365 - 090 9212 365

Điện thoại: (028) 2238 6666 - (028) 2262 6666 - (028) 2263 6666 - (028) 2246 6666 - (028) 2268 6666 - (028) 2237 6666

 

Tham khảo dịch vụ In Ấn Quảng Cáo trên MuaBanNhanh từ công ty, cửa hàng, xưởng, trung tâm kinh doanh
Đăng bởi Thanh Thúy 08-04-2020 580
Chuyên mục: Chất liệu in ấn

Tin nổi bật Chất liệu in ấn