UV - hay còn được biết đến với cái tên "công nghệ in UV", cũng giống như in offset nhưng thay mực in offset bằng mực in UV thường được gọi là mực in UV offset. Nhưng công nghệ in phủ UV phức tạp hơn so với in offset thông thường vì phải có hệ thống sấy khô mực UV bằng hệ thống đèn sấy và các công đoạn khác như xử lý corona, flame, plasme, UV nitro,... để mực in UV bán trên bề mặt giấy Metalized.
Hiện nay trên thế giới, công nghệ in UV đang dần thay thế các sản phẩm in bằng công nghệ in mực Solvent, Dye,...Các thương hiệu đa quốc gia như McDonald's, HSBC, AEON,...đều đã áp dụng quy chuẩn sản phẩm quảng cáo như biển hiệu, hộp đèn, đều phải in trên các loại máy in UV chính hãng.
Bất kì công nghệ in ấn nào cũng tồn tại những ưu nhược điểm riêng, và công nghệ in UV cũng vậy. In UV là công nghệ được tin dùng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa nó phù hợp với nhu cầu mà doanh nghiệp của bạn cần. Vậy những ưu nhược điểm của in UV là gì?
In UV đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt, chính vì vậy, nhược điểm lớn nhất của nó là chi phí. Chi phí của bộ máy in UV đắt hơn rất nhiều so với các loại máy in khác. Không những thế mực UV sử dụng cho loại máy này cũng rất đắt đỏ; từ đó đẩy giá thành sản phẩm lên tương đối cao so với các công nghệ in khác.
In UV xuất hiện giúp khắc phục những nhược điểm của những công nghệ in cũ. Chính vì thế mà in UV cũng có thể in được trên nhiều vật liệu.
Ứng dụng in UV lên vải Silk
Nhu cầu in decal của khách hàng ngày càng tăng cao. Không chỉ trong lĩnh vực quảng cáo mà nhiều lĩnh vực khác cũng sử dụng. Lúc kỹ thuật in UV chưa xuất hiện, người dùng thường in decal sau đó cán màng bảo vệ. Về sau, công nghệ này xuất hiện tạo bước tiến lớn về in ấn, tạo ra sự đột phá so với những kỹ thuật đi trước.
Không chỉ in được decal, máy UV còn in được trên những vật liệu như: hiflex không gân, backlit film, vải canvas, vải silk,...
Với những kỹ thuật in thông thường. Để có sản phẩm khô ráo từ máy in phải sử dụng thêm quạt gió hoặc máy sấy. In UV cuộn là kiểu in đặc biệt với chế độ sấy khô bằng đèn UV để tăng độ bền, độ bám của mực. Chúng không có cách sấy khô nào khác ngoài cách này.
Để vận hành máy in UV trơn tru, đòi hỏi nhân viên in ấn cần có có kinh nghiệm vận hành máy in trong thời gian dài. Trong quá trình in, đầu phun sẽ di chuyển và giữ khoảng cách nhất định với bề mặt in để tránh quẹt mực làm hư đầu phun.
Mực UV được đảm bảo chặt chẽ, nếu tiếp xúc với ảnh sáng nhiều sẽ gây hỏng mực. Sau khi phun mực lên bề mặt vật liệu và được cuộn đi. Lớp mực trên bề mặt in sẽ được chiếu sáng và sấy khô bởi hệ thống đèn UV.
Vì quy trình in UV nghiêm ngặt và giá thành của mực cũng khá đắt nên chúng thường dùng làm các sản phẩm sử dụng lâu dài như: in UV lên mica làm bảng hiệu, hộp đèn cao cấp, tranh treo tường trang trí, tranh phong thủy, tranh in phẳng UV.
In UV phẳng về chất lượng và hình ảnh cũng giống máy in uv cuộn những chúng có những điểm khác như:
Do in được trên nhiều vật liệu nên chúng sử dụng trong rất nhiều trường hợp khác nhau. Cụ thể như:
In UV làm tranh trang trí trên vải Silk sống động
Hệ thống máy in UV được xem là hệ thống có dộ chính xác cao và các yêu cầu nghiêm ngặt. Vậy những lưu ý khi vận hành máy In UV là gì?
Tin nổi bật Chất liệu in ấn